IP tĩnh là gì? Ưu, nhược điểm của IP tĩnh

IP tĩnh là gì? Ưu, nhược điểm của IP tĩnh

Địa chỉ IP được hiển thị dưới nhiều dạng khác nhau, IP tĩnh là một trong những loại được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Vậy, IP tĩnh là gì? Có ưu, nhược điểm thế nào? Cùng Đại Hữu tìm hiểu nhé!

IP tĩnh là gì?

IP tĩnh còn có tên gọi tiếng Anh là IP Static, là một loại địa chỉ được gán theo cách thủ công cho thiết bị chứ không phải do máy chủ DHCP chỉ định. Các IP tĩnh sẽ cố định và không thay đổi theo thời gian, trái ngược với địa chỉ IP động.

IP tĩnh là gì?

Địa chỉ IP tĩnh là một địa chỉ cố định được gán cho một hoặc nhiều người dùng Internet. Nó thường được gán cho một máy chủ được sử dụng cho một mục đích cụ thể như máy chủ web, máy chủ email… giúp người dùng tránh bị gián đoạn trong quá trình truy cập.

Hiện nay, đối với các thiết bị như: Router, điện thoại di động, máy tính bàn, laptop hay bất kỳ một loại thiết bị nào khác có thể sử dụng địa chỉ IP đều có được cấu hình sở hữu IP tĩnh.

Ưu, nhược điểm của địa chỉ IP tĩnh (IP Static)

Ưu, nhược điểm của địa chỉ IP tĩnh (IP Static)

Ưu điểm

IP tĩnh sở hữu nhiều ưu điểm, chúng thích hợp cho cá nhân, doanh nghiệp và được sử dụng trong nhiều ứng dụng, lĩnh vực khác nhau:

  • Tìm kiếm nhanh: Vì IP tĩnh được cố định, không thay đổi nên bạn có thể dễ dàng tìm hoặc để liên lạc với một ai đó mà không tốn quá nhiều công sức.
  • Kết nối nhanh: Địa chỉ IP tĩnh giúp người dùng tăng tốc kết nối vì không cần chờ việc cấp lại IP mới. Địa chỉ IP tĩnh tương tự như địa chỉ email hoặc địa chỉ nhà, đều ở một điểm và không thay đổi, giúp dễ dàng giao tiếp và sử dụng.
  • Giúp các thiết bị hoạt động ổn định: IP tĩnh giúp các máy tính, máy fax, điện thoại hoạt động ổn định hơn. Hạn chế được các hiện tượng gián đoạn khi kết nối.
  • Hỗ trợ những dịch vụ yêu cầu đặc biệt: Một số game dùng IP tĩnh chơi sẽ tốt hơn. Các game thủ nếu không bị chặn bởi IP Việt Nam thì thường dùng IP tĩnh để chơi game. Giúp máy ít bị giật, lag hơn trong quá trình chơi.
  • Hỗ trợ các máy chủ được tích hợp DNS: IP tĩnh hỗ trợ DNS (hệ thống phân giải tên miền) tốt hơn cho các máy chủ được quản lý với DNS.
  • Vận hành ổn định: IP tĩnh giúp cho Server Hosting hoạt động ổn định. Từ đó, việc kết nối từ máy khách hàng đến máy chủ web sẽ trở nên dễ dàng hơn.  Tốc độ load trang cũng được cải thiện tốt hơn.
  • Thuận tiện, chính xác: Đối với các chương trình hỗ trợ truy cập, kết nối từ xa, remote sẽ kết nối thuận tiện, chính xác hơn khi sử dụng IP tĩnh.
  • Mức độ tin cậy cao: Những thông tin được IP thể hiện luôn được đánh giá cao hơn. Nếu dịch vụ của bạn cần sự xác thực thông tin quốc tế hay liên quan đến định vị vị trí thì IP tĩnh là một sự lựa chọn tối ưu.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, IP tĩnh vẫn còn một số hạn chế nhất định.

  • Cần cấu hình thủ công: Khi dùng IP tĩnh, bạn bắt buộc phải thiết lập địa chỉ IP và router một cách chính xác thì mới có thể giao tiếp được với địa chỉ máy chủ cũng như các truy cập từ xa. Trong khi với IP động, điều này hoàn toàn không cần thiết.
  • Khó tái sử dụng: Nếu muốn di chuyển thiết bị có địa chỉ IP tĩnh đến một mạng khác, bạn phải cấu hình lại địa chỉ IP của thiết bị để phù hợp với mạng mới. Việc này có thể tốn thời gian và khó khăn hơn so với việc sử dụng địa chỉ IP động.
  • Độ bảo mật khá kém: IP tĩnh sẽ có độ bảo mật kém hơn IP động bởi vì địa chỉ IP tĩnh không bao giờ thay đổi nên các hacker, tin tặc có nhiều thời gian, cơ hội để tìm thấy lỗ hổng bảo mật để tấn công vào hệ thống mạng của bạn.
  • Dễ bị truy vết: Khi sử dụng IP tĩnh, một số công cụ mạng có thể phát hiện ra bạn dễ dàng hơn nhiều so với IP động.
  • Chi phí cao: So với IP động, việc sử dụng IP tĩnh sẽ tốn nhiều chi phí hơn.

Khi nào nên sử dụng địa chỉ IP tĩnh?

Bạn nên sử dụng địa chỉ IP tĩnh trong các trường hợp sau:

  • Đối với các dịch vụ trực tuyến như máy chủ web, máy chủ FTP, hoặc bất kỳ dịch vụ nào khác mà yêu cầu địa chỉ IP tĩnh để hoạt động tốt.
  • Đối với các thiết bị mạng quan trọng như định tuyến, máy chủ DNS, máy chủ DHCP, và firewall. Vì địa chỉ IP tĩnh ổn định và không thay đổi, việc sử dụng nó cho các thiết bị quan trọng sẽ giúp quản trị mạng dễ dàng hơn.
  • Đối với các tổ chức hoặc doanh nghiệp có nhiều thiết bị được kết nối vào mạng. Việc sử dụng địa chỉ IP tĩnh sẽ giúp việc quản lý mạng dễ dàng hơn và tránh xảy ra các sự cố liên quan đến địa chỉ IP trùng lặp.
  • Khi bạn muốn truy cập vào thiết bị từ xa một cách dễ dàng và ổn định hơn. Với địa chỉ IP tĩnh, bạn có thể truy cập vào các thiết bị từ xa một cách dễ dàng hơn so với địa chỉ IP động.
  • Khi mạng của bạn không thường xuyên thay đổi địa chỉ IP. Với mạng ổn định, việc sử dụng địa chỉ IP tĩnh sẽ giúp tăng cường sự ổn định và hiệu suất của mạng.

Cách cài đặt địa chỉ IP tĩnh

Hầu hết các máy tính sẽ để địa chỉ IP động. Trong một số trường hợp bạn cần cài đặt IP tĩnh, hãy tham khảo các bước sau:

(1) Mở tính năng Network Connection trên máy tính. Click chuột phải và chọn Properties.

Cách cài đặt địa chỉ IP tĩnh - 1

(2) Click chọn Internet Protocol Version 4 (TCP/Ipv4) → Chọn Properties.

Cách cài đặt địa chỉ IP tĩnh - 2

(3) Click tùy chọn Use the following IP address để cài đặt địa chỉ IP tĩnh cho máy tính. Hiển thị ở 3 ô đầu phải chọn các con số trùng với mạng nội bộ. Ô thứ 4 là địa chỉ IP của thiết bị bạn đang sử dụng.

Cách cài đặt địa chỉ IP tĩnh - 3

(4) Click Ok là hoàn tất quy trình cài đặt IP tĩnh.

Trên đây là thông tin về IP tĩnh (IP Static) là gì cũng như những ưu nhược điểm của nó. Hy vọng bạn có thể hiểu hơn về loại IP này và dễ dàng cài đặt cho thiết bị máy tính của mình. Hẹn gặp lại bạn trong những bài chia sẻ kế tiếp!


Bài viết xem thêm

Đăng ký nhận bản tin