Dịch vụ CloudFlare

CloudFlare được xem là một trong những giải pháp giúp cải thiện tốc độ website hiệu quả, nâng cao trải nghiệm người dùng. Vậy, CloudFlare là gì? Có nên sử dụng CloudFlare cho website? Hãy cùng Đại Hữu tìm hiểu trong bài viết sau đây.

CloudFlare là gì?

CloudFlare là dịch vụ DNS trung gian, giúp điều phối lượng truy cập giữa máy chủ và các client qua lớp bảo vệ CloudFlare.

CloudFlare là gì?

Nói một cách dễ hiểu, thay vì truy cập trực tiếp vào Website thông qua máy chủ phân giải tên miền DNS (Domain Name Server), bạn sẽ sử dụng máy chủ phân giải tên miền của CloudFlare. Từ đó, các truy cập sẽ phải đi qua máy chủ của CloudFlare để xem dữ liệu website thay vì truy cập trực tiếp.

Bên cạnh đó, CloudFlare còn cung cấp nhiều dịch vụ khác về CDN, SPDY, tường lửa chống Ddos, Spam, Chứng chỉ số SSL, Forward Domain,…

CloudFlare hoạt động như thế nào?

CloudFlare hoạt động bằng cách đưa website của bạn vào một mạng phân phối nội dung (CDN), cho phép trang web được lưu trữ và phân phối từ nhiều máy chủ trên toàn cầu. Khi khách truy cập truy cập vào trang web, CloudFlare sẽ định tuyến yêu cầu của họ đến máy chủ gần nhất và nhanh nhất có thể. Điều này giúp giảm thiểu thời gian tải trang và cải thiện trải nghiệm người dùng. Cụ thể:

  • Bộ nhớ đệm (Caching)

CloudFlare sử dụng cache – bộ nhớ đệm, là kho lưu trữ dữ liệu với chức năng truy xuất thông tin nhanh hơn.

Ví dụ dễ hiểu về cách bộ nhớ đệm hoạt động đó là: Nếu ai đó hỏi bạn “Mấy giờ rồi?”, thường bạn sẽ mất thời gian để xem giờ qua điện thoại hoặc đồng hồ để trả lời. Tuy nhiên, nếu ngay lập tức sau đó có thêm một người khác tiếp tục hỏi bạn “Mấy giờ rồi?”, bạn có thể chỉ mất vài giây để suy nghĩ về thời gian bạn đã trả lời trước đó.

CloudFlare hoạt động tương tự như vậy, thường CloudFlare sẽ kiểm tra trang web của bạn và cập nhật bộ nhớ cache một cách thường xuyên. Sau đó, CloudFlare CDN sẽ phân phối cache đến bất kì người dùng nào với mục đích giúp người dùng truy cập trang web nhanh hơn.

Mô hình minh họa khi không xài và khi xài dịch vụ Cloudflare

  • Lọc lưu lượng (Filtering)

Một chức khác của CloudFlare chính là cung cấp bộ lọc lưu lượng truy cập đến. Filtering hoạt động như một lớp khác, phối hợp với tường lửa và các biện pháp bảo mật của bạn để bảo vệ hệ thống trước các mối nguy hại từ môi trường bên ngoài.

  • Hệ thống DNS (DNS System)

Bên cạnh đó, CloudFlare còn biết đến là DNS có hiệu suất cao nhất thế giới. Trước khi kết nối được thiết lập, quá trình phân giải DNS diễn ra. Do đó, hệ thống DNS là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tải trang của website.

Trong cấu hình mặc định, CloudFlare được thiết lập làm máy chủ nhằm định danh cho tên miền website của bạn. Nhờ đó mà người truy cập website của bạn sẽ có trải nghiệm tốt nhờ khả năng phân giải nhanh chóng của DNS do CloudFlare cung cấp.

Ưu và nhược điểm của việc sử dụng CloudFlare

Ưu điểm

  • Tăng tốc độ tải website: CloudFlare sử dụng một mạng phân phối nội dung (CDN) để phân phối nội dung của trang web từ nhiều máy chủ trên toàn cầu, giúp giảm thiểu thời gian tải trang và cải thiện trải nghiệm người dùng.
  • Tiết kiệm băng thông máy chủ: CloudFlare giúp hạn chế truy cập trực tiếp vào máy chủ. Lúc này, băng thông sử dụng giảm hẳn chỉ còn 1/2 – 1/3 so với trước khi dùng.
  • Cải thiện bảo mật: CloudFlare cung cấp nhiều tính năng bảo mật để bảo vệ trang web của bạn khỏi các cuộc tấn công mạng, bao gồm tường lửa ứng dụng web, bảo vệ DDoS, chặn bot, chặn IP độc hại và cải thiện bảo mật DNS.
  • Dễ dàng sử dụng: Cài đặt và cấu hình CloudFlare rất đơn giản và dễ dàng, vì vậy bạn không cần phải là một chuyên gia về công nghệ để sử dụng dịch vụ này.
  • Miễn phí sử dụng: CloudFlare cung cấp gói miễn phí cho người dùng với các tính năng cơ bản, bao gồm CDN và bảo vệ DDoS, giúp bạn tiết kiệm chi phí hoạt động trang web của mình.
  • Có nhiều tính năng tùy chỉnh: CloudFlare cung cấp các tính năng tùy chỉnh cho phép bạn điều chỉnh cài đặt và cấu hình để phù hợp với nhu cầu của trang web của bạn.
  • Hỗ trợ tốt: CloudFlare cung cấp hỗ trợ 24/7 cho người dùng của mình, giúp bạn giải quyết các vấn đề nhanh chóng và hiệu quả.

Nhược điểm

  • Trong trường hợp website của bạn nằm trên hosting có máy chủ đặt tại Việt Nam, khách hàng truy cập chủ yếu đến từ Việt Nam thì việc sử dụng CloudFlare có thể làm chậm tốc độ tải trang vì chất lượng đường truyền quốc tế tại Việt Nam. Nguyên nhân được cho là lúc này truy vấn sẽ đi vòng từ Việt Nam đến DNS Server của CloudFlare rồi mới trả kết quả về Việt Nam (vì Việt Nam không có trung tâm dữ liệu cho CloudFlare).
  • Nếu bạn sử dụng CloudFlare, thời gian uptime website sẽ phụ thuộc vào thời gian uptime của Server CloudFlare. Tức là nếu Server CloudFlare bị down thì khả năng truy xuất vào website của bạn sẽ bị gián đoạn vì không phân giải được tên miền website đang sử dụng.
  • Đôi lúc Firewall của hosting mà website bạn đang đặt hiểu lầm dải IP của CloudFlare là địa chỉ tấn công.

Có nên sử dụng CloudFlare cho website?

Có nên sử dụng CloudFlare cho website?

Có thể thấy CloudFlare sở hữu rất nhiều ưu điểm, song vẫn còn đó những hạn chế. Và bạn chỉ nên sử dụng CloudFlare cho website nếu:

  • Website được đặt tại máy chủ ở nước ngoài, có lượng traffic chủ yếu ở Việt Nam. Hoặc cũng có thể là lượng traffic toàn thế giới.
  • Muốn che giấu địa chỉ IP máy chủ website của bạn đang sử dụng.

Hy vọng với những thông tin mà Đại Hữu cung cấp có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về dịch vụ DNS trung gian CloudFlare. Nếu còn điều gì thắc mắc hoặc quan tâm đến dịch vụ, vui lòng liên hệ hotline: 0888.7777.36 để nhận tư vấn chi tiết nhé.


Bài viết xem thêm

Đăng ký nhận bản tin