IP động là gì? Sự khác nhau giữa IP động và IP tĩnh

IP động là gì? Sự khác nhau giữa IP động và IP tĩnh

Địa chỉ IP đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối cũng như giao tiếp trên Internet. Song, địa chỉ IP được chia thành nhiều loại trong đó có IP động. Vậy, IP động là gì? Được sử dụng cho thiết bị nào? Nó khác gì so với IP tĩnh (loại IP được sử dụng phổ biến nhất hiện nay). Cùng Đại Hữu tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

IP động là gì?

IP động hay còn có tên tiếng anh là IP Dynamic, là địa chỉ IP được gán để truy cập các thiết bị tạm thời khi chúng kết nối mạng và nó thay đổi theo thời gian. Các hoạt động thay đổi diễn ra một cách tự động và được quản lý bởi máy chủ DHCP.

IP động là gì?

Hiểu một cách đơn giản, máy chủ DHCP sẽ chỉ định một địa chỉ IP được gọi là địa chỉ IP động vì nó sẽ thay đổi theo mỗi kết nối mạng khác nhau trong tương lai. Khi bạn kiểm tra địa chỉ IP của máy tính, nếu nó tự động thay đổi sau một khoảng thời gian nhất định thì đó là địa chỉ IP động, ngược lại nếu nó không thay đổi, nó chính là một địa chỉ IP tĩnh.

Với IP động, việc thay đổi địa chỉ IP cho phép bạn dễ dàng truy cập vào các trang web bị chặn. Đồng thời, bạn có thể ẩn thông tin địa chỉ mạng nơi bạn làm việc và học tập, tránh những ánh mắt tò mò từ bên ngoài.

IP động đặc biệt lý tưởng cho người dùng Internet hàng ngày vì chúng dễ quản lý và không yêu cầu bất kỳ thiết lập hoặc cấu hình mạng bổ sung nào. Địa chỉ IP động hầu như luôn được sử dụng trong một tổ chức hoặc mạng gia đình.

Tại sao IP động (IP Dynamic) lại xuất hiện?

Khi mạng Internet lần đầu tiên được ra đời, các chuyên gia đã không thể lường trước được việc quá thiếu hụt số lượng địa chỉ IP. Theo thời gian, chúng ta đã không có đủ số lượng địa chỉ IP để sử dụng - ít nhất là không có cho đến khi IPv6 được phát hành.

Để tránh sự thiếu hụt nghiêm trọng, nhiều đơn vị ISP đã giới hạn số lượng địa chỉ IP tĩnh mà họ phân bổ và hạn chế sự tiêu hao số lượng địa chỉ IP còn lại bằng cách gán tạm thời địa chỉ IP cho máy tính DHCP (Giao thức cấu hình máy chủ) từ nhóm địa chỉ IP. Những địa chỉ IP tạm thời này chính là những địa chỉ IP động mà chúng ta đang sử dụng hiện nay.

Ưu, nhược điểm của địa chỉ IP động

Ưu, nhược điểm của địa chỉ IP động

Ưu điểm

  • Linh hoạt: Mỗi thiết bị có thể được cấp một địa chỉ IP khác nhau mỗi khi kết nối với mạng. Điều này cho phép các thiết bị di chuyển giữa các mạng khác nhau mà không cần phải thay đổi địa chỉ IP cố định.
  • An toàn: Địa chỉ IP động thay đổi liên tục, làm cho việc theo dõi và tấn công trở nên khó khăn hơn so với địa chỉ IP tĩnh.
  • Tiết kiệm địa chỉ IP: Trong một mạng lớn, việc sử dụng địa chỉ IP động sẽ giúp tiết kiệm nhiều địa chỉ IP hơn so với sử dụng địa chỉ IP tĩnh cho từng thiết bị.
  • Tiết kiệm chi phí: Với số lượng IP tĩnh hạn chế, các IP động sẽ hiệu quả hơn về chi phí vì thế địa chỉ IP động ít tốn kém hơn địa chỉ IP tĩnh.
  • Dễ dàng quản lý: Cấu hình địa chỉ IP động có thể được thực hiện tự động bằng các phần mềm quản lý mạng, giúp giảm thiểu các lỗi cấu hình thủ công.

Nhược điểm

Song, địa chỉ IP động cũng có một số hạn chế, bao gồm:

  • Không ổn định: Có khả năng lỗi mạng, chẳng hạn như nếu máy chủ DHCP bị lỗi có thể dẫn đến thời gian ngừng hoạt động kéo dài. Ngoài ra, các thiết bị kết nối tới mạng có thể mất kết nối khi địa chỉ IP thay đổi.
  • Không thể truy cập từ xa: Vì địa chỉ IP động thay đổi liên tục, việc truy cập từ xa đến các thiết bị kết nối tới mạng có thể trở nên khó khăn.
  • Khó quản lý: Việc quản lý và theo dõi các thiết bị kết nối tới mạng sử dụng IP động có thể trở nên khó khăn và tốn nhiều thời gian và công sức hơn so với địa chỉ IP tĩnh.
  • Không phù hợp cho các ứng dụng đòi hỏi địa chỉ IP tĩnh: Các ứng dụng như máy chủ email, web hoặc máy chủ đa phương tiện yêu cầu sử dụng địa chỉ IP tĩnh, và địa chỉ IP động không phù hợp cho các ứng dụng này.
  • Bảo mật thấp: Có thể có những lo ngại về bảo mật với tự động hóa DHCP. Ví dụ: Nếu quyền kiểm soát máy chủ DHCP bị mất, người dùng kết nối với máy chủ đó có thể bị chặn và thông tin của họ bị đánh cắp.
  • Không phù hợp cho các dịch vụ VPN: Địa chỉ IP động không phù hợp cho các dịch vụ VPN, do VPN yêu cầu sử dụng địa chỉ IP tĩnh để duy trì kết nối.

So sánh địa chỉ IP tĩnh và động

Địa chỉ IP tĩnh Địa chỉ IP động
Được cấp phát cho một thiết bị cụ thể và không thay đổi Thay đổi liên tục khi thiết bị kết nối tới mạng
Phù hợp cho các ứng dụng đòi hỏi địa chỉ IP cố định như máy chủ email, web hoặc máy chủ đa phương tiện Không phù hợp cho các ứng dụng đòi hỏi địa chỉ IP tĩnh
Dễ quản lý và theo dõi các thiết bị kết nối tới mạng Khó quản lý và theo dõi các thiết bị kết nối tới mạng
Phù hợp cho các dịch vụ VPN do yêu cầu sử dụng địa chỉ IP tĩnh để duy trì kết nối Không phù hợp cho các dịch vụ VPN do địa chỉ IP thay đổi liên tục
Bảo mật không cao vì địa chỉ IP không thay đổi Có thể có những lo ngại về bảo mật khi quyền kiểm soát máy chủ DHCP bị mất
Các thiết bị kết nối tới mạng có thể truy cập từ xa một cách dễ dàng Việc truy cập từ xa đến các thiết bị kết nối tới mạng có thể trở nên khó khăn do địa chỉ IP thay đổi liên tục

Qua bài chia sẻ về địa chỉ IP động trên đây, hy vọng Đại Hữu có thể cung cấp những thông tin hữu ích dành cho bạn. Nếu còn điều gì thắc mắc hoặc quân tâm đến dịch vụ máy chủ, thuê chỗ đặt thiết bị, VPS,.. vui lòng liên hệ hotline: 0888.7777.36 để nhận tư vấn chi tiết nhé.


Bài viết xem thêm

Đăng ký nhận bản tin