Router là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Router là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ định tuyến

Internet được xem là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay. Đặc biệt, router đóng vai trò quan trọng trong các hệ thống mạng và thường gặp trong trong các gia đình, trường học, bệnh viện,… giúp chuyển đổi mạng có dây sang mạng không dây một cách nhanh chóng. Qua đó, việc kết nối mạng trên điện thoại, máy tính bảng hay laptop của bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Vậy, Router là gì? Có cấu tạo như thế nào? Nguyên lý hoạt động ra sao? Cùng Đại Hữu tìm hiểu trong bài viết sau.

Router là gì?

Router hay còn gọi là bộ định tuyến hoặc thiết bị định tuyến, là một thiết bị mạng có chức năng gửi các gói dữ liệu đến các thiết bị đầu cuối. Gói dữ liệu sẽ được chuyển từ bộ định tuyến này sang bộ định tuyến tiếp theo thông qua các mạng nhỏ được kết nối với nhau để tạo thành mạng liên kết cho tới khi nó đến đích.

Router là gì?

Hiểu một cách đơn giản, Router là thiết bị cho phép bạn chia sẻ Internet với nhiều thiết bị khác trong cùng lớp mạng nhằm phục vụ cho các nhu cầu hằng ngày như đọc báo, xem phim, chơi game và các nhu cầu công việc trực tuyến của bạn.

Cấu tạo của bộ định tuyến

Cấu tạo của bộ định tuyến

Mỗi bộ định tuyến có một thiết kế phù hợp với sở thích của người dùng và cải thiện khả năng phát sóng, nhưng nhìn chung sẽ bao gồm các thành phần sau:

Cổng WAN

Với bộ định tuyến thông thường sẽ có một cổng WAN. Còn đối với một số bộ định tuyến chuyên dụng sẽ có hai cổng WAN. Cổng WAN thường có màu xanh lam hoặc màu vàng rất dễ nhận biết. Cổng WAN giúp tạo một lớp mạng riêng và cấp dải IP được chỉ định bởi Default Gateway.

Cổng LAN

Hầu hết các bộ định tuyến đều có hai hoặc nhiều cổng LAN. Thông qua cổng LAN, bạn có thể kết nối từ modem chính đến các thiết bị đầu cuối như laptop, tivi, máy tính,… để sử dụng Internet.

Cổng LAN có nhiều tốc độ khác nhau như: 10/100Mbps, 10/100/1000Mbps,... để đáp ứng được tốc độ truyền tải cao.

Ăng-ten

Có hai loại ăng-ten trên Router: ăng-ten ngoài và ăng-ten ngầm. Các bộ định tuyến hiện nay chủ yếu là loại có ăng-ten bên ngoài. Số lượng ăng-ten càng nhiều thì Wifi càng mạnh.

Ngoài những thành phần kể trên, đèn tín hiệu cũng là một phần thuộc cấu tạo bên ngoài của bộ định tuyến cùng với một số nút chuyên dụng. Song, bên trong thiết bị Router cũng có cấu tạo khá phức tạp:

  • RAM, CPU, IC
  • Khối truyền tín hiệu cho các cổng LAN
  • Ăng-ten nhận và phát tín hiệu
  • Biến áp cảm ứng,…

Nguyên lý hoạt động của Router

Để Router có thể hoạt động và phát sóng Wifi được, bạn sẽ cần kết nối với một modem có kết nối với đường truyền cung cấp Internet của các nhà mạng.

Nguyên lý hoạt động của Router

Modem và Router Wifi được kết nối thông qua dây cáp mạng nối từ cổng LAN trên modem tới cổng WAN hoặc LAN trên router Wifi tùy vào mục đích sử dụng. Tất cả các thiết bị trong hệ thống mạng đều có địa chỉ IP riêng biệt giúp định tuyến đường đi và truyền các gói tin trong môi trường Internet tới điểm đích một cách chính xác và nhanh nhất.

Công dụng của Router

Bộ định tuyến có công dụng chuyển đổi mạng có dây thành mạng không dây, giúp kết nối các thiết bị di động dễ dàng hơn. Cho phép nhiều người trong nhà kết nối Internet cùng lúc mà không bị giới hạn bởi mạng có dây. Đồng thời, kết nối không dây sẽ giúp ngôi nhà của bạn gọn gàng và sạch sẽ hơn.

Ưu, nhược điểm của Router

Ưu điểm

  • Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ kết nối mạng giữa nhiều máy giúp tăng hiệu quả công việc và hạ giá thành.
  • Cho phép người dùng phân phối các gói dữ liệu một cách có trật tự, giảm tải truyền dữ liệu.
  • Router giúp duy trì kết nối ổn định và tăng cường sự tin cậy giữa các máy chủ mạng.
  • Trong trường hợp thiết bị chính không phân phối được gói dữ liệu, thiết bị Router sẽ sử dụng các bộ phận thay thế.

Nhược điểm

  • Tốc độ sử dụng mạng sẽ bị giảm đi nếu có nhiều thiết bị kết nối cùng lúc.
  • Là thiết bị phụ thuộc, cần phải đi kèm Modem để chia sẻ Wifi.

Các loại Router phổ biến hiện nay

  • Router gia đình (Home Router): Loại router thông dụng này được sử dụng trong các hộ gia đình và văn phòng nhỏ. Nó cung cấp kết nối mạng không dây (Wifi) và cho phép nhiều thiết bị kết nối vào mạng Internet.
  • Router doanh nghiệp (Enterprise Router): Đây là loại router được sử dụng trong môi trường doanh nghiệp và tổ chức lớn. Chúng thường có khả năng xử lý lưu lượng mạng lớn, hỗ trợ nhiều giao thức mạng và tính năng bảo mật cao.
  • Router không dây (Wireless Router): Loại router này cung cấp kết nối mạng không dây (Wifi) để các thiết bị di động như laptop, điện thoại thông minh, máy tính bảng có thể kết nối và truy cập Internet.
  • Router viễn thông (Telecom Router): Đây là loại router được sử dụng trong mạng viễn thông, hỗ trợ chuyển tiếp dữ liệu giữa các mạng diện rộng (WAN) và mạng cục bộ (LAN). Chúng có khả năng xử lý lưu lượng mạng lớn và hỗ trợ các giao thức mạng phức tạp.
  • Router cạnh (Edge Router): Loại router này được đặt ở cạnh của mạng và có nhiệm vụ kết nối mạng cục bộ với mạng bên ngoài. Chúng thường được sử dụng trong các trung tâm dữ liệu và mạng CDN (Content Delivery Network).
  • Router không dây di động (Mobile Router): Đây là loại router có tính năng di động, cho phép kết nối Internet trên di động thông qua các kết nối như 3G, 4G, hoặc 5G. Chúng thường được sử dụng khi không có mạng cố định hoặc trong các tình huống di chuyển.

Ứng dụng của bộ định tuyến

Ứng dụng của bộ định tuyến

  • Xây dựng mạng cục bộ (LAN).
  • Cung cấp các tính năng cho phép bạn chia sẻ kết nối Internet với tất cả các thiết bị của mình.
  • Kết nối nhiều phương tiện/ thiết bị lại với nhau.
  • Khởi động tường lửa.
  • Quyết định nơi gửi dữ liệu từ máy tính này sang máy tính khác bằng cách lọc và chuyển tiếp các gói tin.
  • Bộ định tuyến cũng đảm bảo rằng dữ liệu đến địa chỉ đích đã được chỉ định.
  • Kết nối với VPN.

Cách lựa chọn Router phù hợp

Phạm vi phát sóng

Đây là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi mua một bộ định tuyến, và nó được phản ánh qua số lượng và hiệu suất của ăng-ten. Đối với những ngôi nhà có tường dày, văn phòng, khu đông dân cư,… bạn nên chọn Router hỗ trợ xuyên tường.

Tốc độ kết nối tối đa

Tốc độ kết nối tối đa của Router

Tốc độ truy cập tối đa của Router là tốc độ nhanh nhất mà thiết bị có thể xử lý. Nó dao động từ 150MBps đến hàng nghìn Mbps, tùy thuộc vào gói và nhà cung cấp dịch vụ.

Băng tần đơn, băng tần kép

Băng tần được hiểu là dải tần mà mạng không dây hoạt động. Băng tần được phân thành hai loại: băng tần đơn và băng tần kép. Bạn nên chọn bộ định tuyến hỗ trợ băng tần kép vì nó sẽ hoạt động tin cậy và bền lâu hơn, tuy nhiên giá sẽ cao hơn.

Độ bảo mật của Wifi

Để đảm bảo tính bảo mật, hãy chọn WP2 vì nó là bảo mật đã được đánh giá là an toàn nhất hiện nay.

Độ bảo mật của Wifi

Bộ xử lý, RAM

Chỉ các bộ định tuyến cao cấp mới cung cấp thông tin về RAM và bộ xử lý. Bộ nhớ RAM càng nhiều thì vi xử lý càng mạnh, xử lý các tác vụ càng nhanh và mượt hơn. Vì vậy, bạn cần xác định được nhu cầu của mình để lựa chọn Router sao cho phù hợp với nhu cầu.

Chuẩn kết nối Wifi

Hiện nay có hai chuẩn kết nối phổ biến nhất là n và ac. Nên bạn nên chú ý để lựa chọn đúng loại mình cần.

Chuẩn kết nối Wifi của Router

Thương hiệu của sản phẩm

Có rất nhiều loại Router Wifi khác nhau có sẵn trên thị trường, từ rẻ tiền đến cao cấp. Một số thương hiệu uy tín và lâu đời có thể kể đến là Asus, D-Link, Tp-Link,…

Và trên đây là những thông tin cơ bản và cần thiết khi tìm hiểu về Router, hy vọng Đại Hữu có thể mang đến những thông tin hữu ích dành cho bạn và có thể cân nhắc lựa chọn thiết bị Router phù hợp với nhu cầu của mình nhất nhé!


Bài viết xem thêm

Đăng ký nhận bản tin