WLAN là gì? Kiến thức cơ bản về mạng WLAN
Khi các thiết bị không dây kết nối Internet như smartphone, laptop, tablet,... ngày càng chiếm lĩnh thị trường thì WLAN cũng được ứng dụng phổ biến hơn. Song, vẫn có nhiều người chưa biết về loại mạng cục bộ không dây (WLAN) này cũng như cách thức hoạt động của nó. Trong bài viết này, hãy cùng Đại Hữu tìm hiểu chi tiết nhé.
WLAN là gì?
WLAN là viết tắt của cụm từ tiếng anh Wireless Local Area Network, tạm dịch là Mạng cục bộ không dây - là mạng cho phép các thiết bị kết nối và giao tiếp mà không cần dây. Thay vì liên kết hệ thống mạng qua dây cáp truyền thống, WLAN cho phép các thiết bị điện tử truyền tải dữ liệu qua sóng radio để kết nối với mạng Internet hoặc với nhau trong một khu vực nhất định (tương tự như mạng LAN), chẳng hạn như một văn phòng, một tòa nhà, hoặc một không gian công cộng.
WLAN hình thành và phát triển như thế nào?
Kỹ thuật liên kết mạng không dây chính thức ra đời từ năm 1990 và được ứng dụng ngày càng rộng rãi. Để có thể hoàn thiện như ngày nay, hãy cùng điểm qua các cột mốc đáng nhớ trong quá trình hình thành và phát triển WLAN:
- Giai đoạn năm 1990: Lần đầu tiên, kỹ thuật kết nối mạng không dây ra mắt người dùng toàn cầu. Khi đó các thiết bị được hỗ trợ hoạt động tại băng tần 900Mhz, tốc độ truyền dữ liệu đạt 1Mbps. Con số này khá thấp so với tốc độ 10Mbps của hệ thống mạng có dây thời điểm bấy giờ.
- Giai đoạn từ năm 1992 đến 1996: Băng tần của WLAN dần nâng lên 2.4Ghz. Tuy nhiên tần số lại chưa có sự thống nhất cao.
- Giai đoạn năm 1997 đến 1999: IEEE chính thức thông qua hai chuẩn 802.11a và 802.11b. Cụ thể, 802.11b sở hữu tốc độ đường truyền 11Mbps. Các thiết bị thiết kế theo chuẩn 802.11b dần trở nên phổ biến.
- Giai đoạn năm 2003: IEEE cấp phép thêm chuẩn 802.11g có khả năng tiếp nhận đường chuyền từ cả hai đầu dây dẫn với băng tần 2.4Ghz và 5Ghz. Tốc độ đường truyền đã lên tới 54Mbps.
Cách thức hoạt động của mạng WLAN
Giống như phương tiện phát sóng, mạng WLAN truyền thông tin qua sóng vô tuyến. Dữ liệu được gửi dưới dạng packet. Các packet chứa các lớp có nhãn và hướng dẫn, cùng với địa chỉ MAC (Media Access Control) duy nhất được gán cho các endpoint, cho phép định tuyến đến các vị trí dự định.
Ưu, nhược điểm của mạng WLAN
Ưu điểm
- Khả năng truy cập không dây: Mạng WLAN cho phép người dùng truy cập internet và tài nguyên mạng từ bất kỳ đâu trong phạm vi mạng, giúp tăng tính linh hoạt và tiện lợi.
- Di động và linh hoạt: Với WLAN, người dùng có thể di chuyển trong phạm vi mạng mà không mất kết nối. Điều này rất hữu ích cho việc làm việc từ xa, họp nhóm linh hoạt và truy cập vào thông tin từ các thiết bị di động.
- Tiện lợi cài đặt: So với mạng dây, cài đặt mạng WLAN đơn giản hơn và không cần thiết bị cáp vật lý phức tạp. Người dùng có thể kết nối nhanh chóng và dễ dàng chỉ bằng cách kết nối vào mạng WLAN.
- Phạm vi mạng mở rộng: Mạng WLAN có thể mở rộng phạm vi mạng bằng cách thêm các điểm truy cập (Access Point). Người dùng có thể di chuyển qua lại giữa các điểm truy cập mà không mất kết nối, giúp tăng cường phạm vi phủ sóng và khả năng kết nối.
- Chia sẻ tài nguyên: Mạng WLAN cho phép nhiều thiết bị kết nối cùng một lúc và chia sẻ tài nguyên như máy in, ổ cứng chung, và các thiết bị ngoại vi khác. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho làm việc nhóm và chia sẻ thông tin.
- Tiện ích công cộng: Mạng WLAN công cộng cung cấp dịch vụ internet không dây cho khách hàng tại các địa điểm công cộng như quán cà phê, sân bay, khách sạn, thư viện, giúp họ truy cập internet khi di chuyển.
Nhược điểm
- Phạm vi hạn chế: Mạng WLAN có phạm vi hoạt động nhỏ tầm vài chục mét vuông. Đối với một không gian lớn, người dùng cần phải mua thêm repeater hay điểm truy cập AP (Access Point).
- Độ tin cậy: Vì sử dụng sóng vô tuyến nên việc bị nhiễu sóng, giảm tín hiệu là điều không tránh khỏi.
- Tốc độ: Tốc độ của mạng không dây chậm so với mạng sử dụng cáp, khi có nhiều người truy cập mạng sẽ yếu và truy cập không ổn định.
- Bảo mật: Môi trường kết nối không dây cho phép việc hack một mạng WLAN dễ dàng hơn.
Các mô hình mạng WLAN phổ biến
Mô hình độc lập
Mô hình WLAN độc lập có cấu trúc bao gồm các nút di động (máy tính kết nối mạng) quy tụ tại không gian nhỏ. Từ đó tạo thành kết nối ngang cấp. Toàn bộ nút kết nối di động đều có khả năng trao đổi thông tin trực tiếp, không phụ thuộc vào quản trị mạng.
Mô hình cơ sở
Mô hình WLAN cơ sở tập trung nhiều điểm kết nối Access Point liên kết chặt chẽ với hệ thống đường trục hữu tuyến. Đây là mô hình mạng cho phép thiết bị di động hoạt động ổn định trong phạm vi phủ sóng thuộc một cell.
Trong đó, Access Point sẽ làm nhiệm vụ điều khiển cell, đồng thời điều chỉnh lưu lượng đến mạng. Như vậy, các thiết bị thường không trực tiếp tương tác với nhau mà tương tác với Access Point.
Mô hình mở rộng
Mô hình mở rộng gồm tập hợp nhiều BSSs, nơi cho phép Access Point tương tác với nhau nhằm luân chuyển lưu lượng giữa các BSS. Từ đó đảm bảo quá trình luân chuyển giữa các BSS luôn được ổn định. Mặt khác, BSS còn thực hiện chức năng kết nối thiết bị di động, tương tác với những BSS khác.
Ứng dụng của mạng WLAN
- Mạng WLAN gia đình: Mạng WLAN được sử dụng rộng rãi trong các hộ gia đình để cung cấp kết nối internet cho các thiết bị như máy tính xách tay, điện thoại di động, máy tính bảng và các thiết bị thông minh khác. Nó cho phép các thành viên trong gia đình truy cập internet, xem phim trực tuyến, chơi game trực tuyến và chia sẻ tệp tin trong mạng nội bộ.
- Mạng WLAN doanh nghiệp: Các doanh nghiệp sử dụng mạng WLAN để cung cấp kết nối không dây cho nhân viên và khách hàng. Mạng WLAN trong môi trường doanh nghiệp cho phép nhân viên truy cập tài nguyên nội bộ, làm việc từ xa, họp nhóm không dây và truy cập vào hệ thống doanh nghiệp từ các thiết bị di động.
- Mạng WLAN trong giáo dục: Các trường học, trường đại học và các cơ sở giáo dục khác sử dụng mạng WLAN để cung cấp kết nối internet và tài nguyên mạng cho học sinh, giáo viên và nhân viên. Mạng WLAN trong giáo dục cung cấp cơ sở hạ tầng kết nối không dây cho việc học trực tuyến, nghiên cứu, chia sẻ thông tin và tương tác giữa giảng viên và học sinh.
- Mạng WLAN trong khách sạn và cơ sở lưu trú: Các khách sạn, khu nghỉ dưỡng và cơ sở lưu trú khác cung cấp mạng WLAN cho khách hàng để truy cập internet và các dịch vụ trực tuyến. Mạng WLAN trong ngành du lịch cung cấp tiện ích cho khách hàng trong việc làm việc, giải trí và giao tiếp trong suốt thời gian lưu trú.
- Mạng WLAN trong công cộng: Mạng WLAN công cộng được cung cấp tại các địa điểm công cộng như quán cà phê, nhà hàng, sân bay, thư viện, công viên, nơi mà người dùng có thể truy cập internet miễn phí hoặc trả phí. Mạng WLAN công cộng cung cấp kết nối không dây cho người dùng di động và khách du lịch.
- Mạng WLAN trong công nghiệp: Các mạng WLAN trong công nghiệp được sử dụng trong các môi trường sản xuất, kho lưu trữ và các công trình xây dựng. Nó cho phép giao tiếp không dây giữa các thiết bị, kiểm soát quy trình sản xuất, thu thập dữ liệu và quản lý kho hàng.
Có thể thấy, WLAN là loại mạng rất được ưa chuộng và ứng dụng phổ biến vì tính tiện dụng và linh hoạt cho nhiều địa điểm phát mạng khác nhau. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, Đại Hữu có thể giúp bạn hiểu hơn về WLAN cũng như cách ứng dụng WLAN vào thực tế, cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và hẹn gặp lại!